CHƯƠNG
I
THIẾN
LÀ TRÍ TUỆ CỦA SINH HOẠT
KHÔNG
NÊN BIẾN THÀNH TÙ BINH CỦA THƯỜNG THỨC
Công án Thiền tôn thật sâu sắc và khó hiểu. Hơn nữa như
đã từng nêu ở trước, đã không có bất cứ tiêu chuẩn
tuyệt đối nào trong việc giải thích công án, thiền ngữ.
Nhưng điểm này xin tạm gác lại, chúng ta hãy theo quan niệm
“thường thức” mà tham cứu công án này. Dưới đây là
quan điểm cá nhân tôi:
Rổ tre không cách nào hứng được nước mưa, ai cũng đều
biết sự việc thường thức này cả. Nhưng trong chùa ngoài
cái rổ re ra k hông có vật khả dĩ nào khác, đó cũng chính
là nguyên nhân làm cho các đệ tử của thiền sư hoảng hốt,
bấn loạn cả tay chân.
Tay chân lúng túng đã chẳng lợi ích gì trước sự việc,
chi bằng lấy rổ tre hứng mưa còn tốt hơn – Tôi nghĩ nếu
bảo thế, thì thiền lại rơi vào hý luận. Và trên thực
tế, thiền rất cấm kỵ lý luận. Dùng lý luận phân tích
sau đó mới quyết định lấy rổ tre hứng mưa thì có lẽ
phải bị quở mắng thôi. Vị tiểu tăng sở dĩ được khen
thưởng chính vì đã không căn cứ vào quy đoán theo một lý
luận nào mà lẹ làng chạy lấy chiếc rổ tre ngay. Đối với
vị tiểu tăng lúc bấy giờ trong đầu không có cái ý thức
thường thức “Rổ tre không hứng mưa được”. Thà chấp
nhận đây là hành vi dị thường, còn hơn bảo rằng vị tiểu
tăng chưa bị cục hạn của thường thức mà đã biến thành
tù binh của thường thức. Chính vì thế, cho nên vị tiểu
tăng rất là “Tự Do”, tự tại. Thiền rất chú trọng đến
loại “Tự Do” này nên thường đập vỡ cái bó buộc của
thường thức; Nhưng, nó “Phá vỡ sự bó buộc của thường
thức”, thì cũng xin đừng ràng buộc bởi câu nói này. Nói
cách khác, thiền muốn phá vỡ sự điểm này lại tạo nên
thường thức của Thiền. Loại người dễ dàng sanh ra thiên
chấp nầy, đã không phải chính là những người đặc lập
độc hành trong thiền môn sao?
Tóm lại, ở trên, khi chúng ta đàm luận về thiền thì điều
cần thiết là nên xác nhận một điểm: Tinh thần căn bản
của thiền tự do, không bị hạn chề.
Vì thế, nếu có thể cho phép tôi phóng đại lời nói, thì
tôi muốn nói là: Nếu như ngồi thiền mà không thể đắc
đạo, thì chi bằng không nên ngồi thiền. Tại sao? Bởi vì
cứ một câu chấp và hình thức toạ thiền, là trái lại
làm mất hẳn tinh thần chân chính của thiền. Dù gì thiền
cũng là tự do triệt để, căn bản không câu nệ vấn đề
hình thức ngồi hoặc không ngồi. Phù hợp với tinh thần
tự do, đây mới chính là điều trọng yếu nhất.
Vấn đề được đặt ra ở đây, như thế nào mới có thể
phù hợp với tinh thần tự do?