CHƯƠNG
II
HƯỚNG
CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM
KHĂNG
GIỮ GIÁO ĐIỀU BIẾN THÀNH
“CANG
PHỤC TỰ DỤNG”
HY HUYỀN ĐẠO NGUYÊN
“Chánh
Pháp Nhãn Tạng Tuỳ Văn Ký” là sách thuật những gì từ
chính miệng của Đạo Nguyên thin sư Nhật Bản (1200 – 1253),
do Hoài Trang (1) đệ tử thân cận nhất của ngài dùng bút
lục kết thành. Còn thủ bút của Đạo Nguyên Thiền sư, là
quyển “Chánh Pháp Nhãn Tạng” (95 tập). Nhưng sách này rất
khó hiểu, nếu không phải là người có một trình độ học
Phật tương đương thì đọc nó mà muốn thấu triệt còn
khó hơn cả việc lên tận thiên đàng. Một số người vừa
chỉ xem qua đã than như bộng.
Quyển
“Chánh Pháp Nhãn Tạng Tuỳ Văn Ký” thì lại khác. Không
những phân lượng vừa phải (tổng cộng 6 quyển) mà văn
chương cũng gần gũi dễ hiểu, có lợi trong lúc đọc, hơn
nữa nó thường được so sánh với “Thán dị sao”. “Thán
dị sao” là ngữ lục của Thân Loan Thượng Nhơn, là thuỷ
tổ khai sơn của Tịnh Độ Chân Tôn Nhật Bổn, do đệ tử
là Duy Viên một mặt hồi tưởng một mặt bút ghi mà thành.
Và hệt thế, “Giáo hành tín chứng”, trước tác bằng chính
thân bút của Thân Loan thượng nhân (2) cũng là loại sách
không dễ lý giải. Vì thế chỉ cần nhắc đến Thân Loan
thượng nhân là tức khắc mọi người đều liên tưởng đến
quyển “Thán dị sao”. Tình trạng của Đạo Nguyên thiền
sư cũng thế. “Chánh Pháp Nhãn Tạng Tuỳ Văn Ký” (dưới
đây lược gọi là “Tuỳ Văn Ký”) nuế so với “Chánh
Pháp Nhãn Tạng” của nguyên trước bản nhân thì được
lưu hành và phổ biến rộng rãi hơn nhiều.
Nhưng,
có người cho là “Tuỳ Văn Ký’ cũng thế, “Thán dị ký”
cũng vậy, đều chỉ là tác phẩm từ tay đệ tử, nên giá
trị đã chẳng là bao.
Quả
thật như thế sao?...
Tôi
không cho là thế, lấy Tô Cách La Đê, một triết gia cổ Hy
Lạp làm ví dụ: Bản thân ông ta đã không lưu lại bất cứ
trước tác nào, người sau chỉ xuyên qua Bá La Đồ, một học
trò của ông, mới hiểu được tư tưởng của Tô Cách La
Đê. Tình hình của Cơ Đốc Giáo cũng thế.
Bố
bộ sách phúc âm trong “Tâm Ước Thánh Kinh” đều do bốn
vị môn đồ truyền liạ lời nói của Gia Tô Cơ Đốc. Bản
thân của Gia Tô Cơ Đốc thì goi61ng như Tô Cách La Đê, đã
không lưu truyền bất cứ trước tác nào cả..
Nhưng,
bàn về số người trên đây, chúng ta không nên thờ ơ bỏ
sót vị giáo tổ Thích Tôn của Phật Giáo. Thứ nhất bởi
lẽ chúng ta chưa từng tận tai nghe những giáo thị của Thích
Tôn, thứ hai, đối với những lời thuật lại của đệ tử
đều cũng là sau khi ngài đã diệt độ mới kết tập thành
kinh điển. Chính vì thế, mỗi khi mở đầu kinh điển, đều
phải ghi câu “Như thị ngã văn” (Tôi đích thân nghe Phật
nói như thế) để làm chứng tính cho Kinh Phật. Nói cách khác,
Phật giáo có thể nói là đệ tử của Phật đã dựa vaò
thiện căn và trí tuệ ađ4 lãnh ngộ giáo thị của đức Phật
bởi chính họ. Thế thì vì lý do là ký lục của những đệ
tử mà phê phán rằng giá trị của nó không cao, nếu thế,
thì “Phật Giáo” củng không thể thành lập được sao?
Còn
nữa, tình huống của Đạo Nguyên thiền sư, Thích Tôn và
Gia Tô hoàn toàn không giống nhau. Dù sao chúng ta vẫn có thể
đọc được quyển “Chánh Pháp Nhãn Tạng” do thiền sư
tự tay viết ra, khác với trường hợp của đức Thích Tôn
và Gia Tô vì hai ngài đã chẳng lưu lại một trước tác thân
bút nào để người sau có cơ hội so sánh.
Cá
nhân tôi thì không cho rằng giá trị của “Tuỳ Văn Ký”
hoặc “Thán Dị Sao” là thấp. Nhưng cũng không tán đồng
rằng đó là bản thứ hai hoặc tác phẩm được sao chép lại.
Theo tôi, “Chánh Pháp Nhãn Tạng” và “Tuỳ Văn Ký” là
hai quyển mang tính chất hoàn toàn khác nhau không thể so sánh
một cách đơn giản được. Ví như nói, Đạo Nguyên thiền
sư lấy lập trường xuất gia chủ trương muốn tu trì Phật
Pháp, thì nên lìa bỏ tất cả những gì của thế tục, cắt
tóc xuất gia, tâm trí chỉ chuyên chú trong việc công phu toạ
thiền như thế mới xứng đáng là một hành giả Phật giáo
chân chính. Có thể nói Đạo Nguyên thiền sư chủ trương
chủ nghĩa xuất gia hoàn toàn và quyển “Chánh Pháp Nhãn Tạng”
đã căn cứ vào tư tưởng này mà viết thành. Do vậy nếu
muốn bảo rằng cả quyển sách đó đã tràn đầy “Chủ
nghĩa xuất gia” cũng không có gì quá đáng. Nhưng, ý của
tôi chẳng phải bảo rằng quyển sách này vô dụng đối với
người tại gia. Dù sao đi nữa, “Chánh Pháp Nhãn Tạng”
vẫn là một quyển sách vô cùng tinh vi. Nay thử đọc chương
cuối của quyển này là chương “Sanh tử”, đủ thấy văn
chương tương đối bình dị dễ hiểu, nội dung của nó dù
là người phàm phu cũng không ai không thể không biết.
“Thành
Phật chi đạo hữu dị hành giả. Bất tác chư ác, bất luyến
sanh tử, từ bi nhất thiết chúng sanh, kính thượng mẫn hạ,
ư sự bất yếm bất cầu, ư tâm vô ưu vô lự, thị danh vi
Phật”
(Con
đường để thành tựu Phật quả tối thượng rất dễ thực
hiện, đó là, chỉ cần chấm dứt các điều ác, không tham
đắm vào các hiện tượng sanh tử vô thường, thi thiết tâm
từ bi đối với tất cả chúng sanh, kính trọng bậc trưởng
thượng, thương giúp kẻ hậu học, đối với những việc
căn bản như thế mà tâm không suy tư bi não, chẳng nhàm chán
nhưng cũng chẳng suy cầu, đó đích thực là đấng Giác ngộ)
Đoạn
văn trên chẳng cần phải giải thuyết, chỉ cần xem qua là
biết ngay ý muốn nói gì. Nhưng biết rõ là một việc là
muốn thực thi hoàn toàn như vậy thì không phải là việc
dễ dàng. Cho nên xin thưa, tu hành mà càng thấy đơn giản
chừng nào thì càng cần phải có pháp môn công phu cao thâm
hơn là chỉ lo ngồi xếp bằng. Mà muốn tu trì cái công phu
“Chỉ ngồi xếp bằng”, nếu không xuất gia thì thật rất
khó để thực hiện. Quyển “Chánh Pháp Nhãn Tạng” chỉ
đạo cho sự chọn lựa sau khi xuất gia tu trì theo pháp môn
toạ thiền, cho nên có thể nói đây là quyển sách được
viết cho người xuất gia.
Còn
quyển “Tùy Văn Ký”, chỉ đọc tựa đề cũng nghĩ ngay
đó là sách ghi chép những ngữ lục để khai thị cho đệ
tử của Đạo Nguyên thiền sư, vì thế, đương nhiên sách
nyà cũng truyền đạt chủ nghĩa xuất gia của thiền sư. Chẳng
qua sách này bao gồm một đặc sắc khác mà “Chánh Pháp Nhãn
Tạng” không thể có, đó là những câu xuất hiện trong sách
dưới đây:
Thuyết pháp chi dư, thuận tiện khai thị: “....”
Nhàm đàm chi thời, thuận tiện khai thị: “....”
Nhất nhựt tham thiền chi hậu, thuận tiện khai thị: “....”
(Ngoài việc thuyết pháp, thuận thị khai mở chỉ dạy: “....”
Lúc nhàn rỗi đàm luận, thuận tiện khai thị: “....”
Sau một ngày tham thiền, thuận tiện khai thị: “....”
Cách
nói “thuận tiện” khai thị của Đạo Nguyên thiền sư này
đã gợi lên thiền vị một cách đấy thích thú, nó siêu
việt qua lập trường đối lập của xuất gia và tại gia,
có thể nói đó là châm ngôn trị gia xử thế vô cùng thích
hợp có thể sử dụng cho người thế tục thông thường.
Căn
cứ vào điểm này, tôi hoan hỷ mạnh dạn giới thiệu quyển
“Tùy Văn Ký” đến quý vị độc giả. Quý vị đọc qua
từng bài một, có thể sẽ không ngừng phát hiện bao nhiêu
trí huệ quý báu về thiền mà quý vị chưa từng biết đến:
Bài
đầu của “Tùy Văn Ký” đã ghi một đoạn với nội dung
mà Đạo Nguyên thiền sư đã lấy mẫu chuyện trong “Tục
Cao Tăng truyện” (3) làm đề tài để khai thị cho các đệ
tử:
Trong
số môn hạ của một thiền sư, có một vị đệ tử xuất
gia. Vị đệ tử này tâm tính rất siêng năng cần mẫn, hằng
ngày chuyên cần dâng hương lễ bái Phật tượng bằng vàng
và Xá Lợi Phật của ông. Xá Lợi Phật là di cốt của đức
Thích Tôn. Phật tượng, Xá Lợi đều là vật của thánh giả,
đối với sự vật của thánh giả mà cung kính lễ bái thì
đó là việc tự nhiên, chẳng có chi phải ngạc nhiên cả.
Thế
nhưng, sư phụ ông đã cảnh cáo ông rằng: “Phật tượng
và Xá Lợi mà con đang tôn kính lễ bái đó, sau này sẽ là
một chướng ngại rất lớn cho việc tu hành của con, v5ây
con hãy mau vứt đi!”
Người
đệ tử nghe xong, cảm thấy vô cùng khó chịu: “Con tôn kính
lễ bái Phật tượng và Xá Lợi thì có điều chi không đúng?”
Không riêng vị đệ tử này, tất cả chúng ta ai cũng đều
nghĩ như thế cả, thật không rõ sự cảnh cáo của sư phụ
đã có dụng ý thế nào?
“Chúng
là thiên Ma Ba Tuần ảo hoá ra đó:. Sư phụ nói thêm. (Phật
giáo gọi “Ba Tuần” tức là thủ lãnh ác ma).
Nghe
đến đây, vị đệ tử này bực bội bỏ đi.
“Nếu
không tin, con cứ về mở cái rương cất giữ Phật tượng
và Xá Lợi ra xem!” Sư phụ lớn tiếng nói với theo người
đệ tử đang bước.
Sau
khi trở về, ông ta mở cái rương ra xem thí phát giác một
con rắn độc đang nằm khoanh tròn trong đó.
Đây
há không phải là mẫu chuyện tinh vi sao? Đối với câu chuyện
này chúng ta có thể có nhiều giải thích khác nhau.
Ví
như, khóa trưởng của một công ty đã ra lệnh cho thuộc hạ
chấp hành công tác mà chính ra đó là nhiệm vụ thuộc bổn
phận của ông. Lần đầu vì lý do ông có nỗi khổ bất đắc
dĩ, chỉ còn cách nhờ thuộc hạ đi thay ông. Còn thuộc hạ
ngay lúc được uỷ thác trọng nhiệm đã tự lấy làm mừng,
vì đại diện khoá trưởng đi công tác tất nhiên sẽ được
đối đãi như một thượng cấp. Cũng bởi thuộc hạ vui lòng
nhận lời, nên sau lần ấy, khóa trưởng đã giao hết tất
cả những nhiệm vụ công cán của mình cho thuộc hạ làm
thế.
Bô
thuộc cứ phải nhận lãnh mãi trách nhiệm như thế nên cảm
thấy mỏi mệt. Thật vậy, đại diện khóa trưởng không
phải là việc nhẹ nhàng.
“Làm
khóa trưởng để làm gì?...Nếu việc nào cũng đẩy cho chúng
ta làm thế, chi bằng chúng ta làm khóa trưởng, ông ta làm
thuộc hạ thì tốt hơn!”
Giống
như thế, tiếng oán trách có mặt khắp nơi.
Việc
này khiến tôi nghĩ đến người đệ tử lễ bái Phật tượng
và Xá Lợi.
Thông
thường đối với công việc nào mà có quan niệm tiên nhập
vi chủ, thì chúng ta tin tưởng sâu đậm và không nghi ngờ
để kiểm thảo cải tiến. Thái độ xử thế như vậy, kỳ
thật chứa đựng rất nhiều nguy hiểm. Bởi vì những sự
vật chung quanh chúng ta, đôi khi gặp nhân duyên thay đổi,
thay nó vẫn đẹp đẽ, rất có thể sẽ bị hoàn toàn đổi
khác.
Xin
kể về trường hợp mà tôi đã thể nghiệm trong buổi tiệc
rượu. Có thể độc giả sẽ bảo khi bàn luận Phật pháp
mà lấy sự uống rượu để dẫn dụ là không đúng đắn,
nhất là trong tinh thần trì giới tinh nghiêm của Đạo Nguyên
thiền sư. Nhưng, nếu nói ngược lại thì thiền há không
phải chính là tinh thần vô chấp? Nếu chấp uống rượu là
không tốt, thế là không hợp với tinh thần của thiền –
nghe qua tựa hồ như có điều gì cưỡng từ đoạt lý, nhưng
hãy hồ như có điều gì cưỡng từ đoạt lý, nhưng hãy để
tôi trình bày sự thể nghiệm này trước!.
Trong
tiệc rượu –
“Đúng
lúc rồi!” có người đề nghị như thế.
Từ
nhà này uống tới nhà nọ, mấy trận luôn, đã đúng lúc
nên dừng lại. Khi tôi định rời chỗ ngồi, có người mở
miệng bảo rằng “Rượu thịt còn dư, chớ nên lãng phí,
dùng sạch hẳn đi!”
Tham
gia tiệu rượu này, đa số thuộc vào lớp tuổi trung niên.
“Chớ có lãng phí” -- phần đông họ đều mang tâm trạng
như thế. Vì trải qua cuộc đời bầm dập bởi chiến tranh,
số người này đã không cách nào chịu được cái gọi là
văn hóa lãng phí vô ý thức của đương thời. Hồi rượu
nhỏ cũng không thể có, kinh nghiệm khốn khổ ấy khiến họ
khi thấy rượu thịt chưa dùng hết liền nẩy sinh ác cảm
đối với thời đại nên đã tự nhiên thốt ra như thế.
Thiền
sinh ghét sự lãng phí, dù cho một hạt gạo củng không thể
phí phạm. Thiền tăng trong thiền đường khi dùng cơm xong,
đổ nước sôi vào chén tráng những hạt cơm sót, sau đó
uống cạn để không lưu lại bất cứ một hạt cơm nào.
Đây cũng là khóa đề tu hành trọng yếu thường ngày của
thiền tăng.
Xét
ra, việc “Hãy ăn sạch thức ăn rồi mới ra về!” rất
hạp với tinh thần không lãng phí, nhưng kỳ thực đã không
phải vậy.