CHƯƠNG
II
HƯỚNG
CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM
SINH
HOẠT TRÍ HUỆ THẲNG THẮN LỖI LẠC
ĐỨC THÍCH TÔN
Đức Thích Tôn (Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn) là tổ sư của Phật
giáo, từ đây, xin bắt đầu từ ngài để luận cập
Tuy bảo là từ đức Thích Tôn trở về sau, nhưng nếu chỉ
tuỳ tiện bàn về cuộc đời của đức Thích Tôn, thì lại
có lỗi với độc giả. Tôn chỉ chủ yếu của quyển sách
này là muốn đưa quý vi bước vào “Cảnh địa thiền”.
Mặc dù thiền sở nghiễm nhiên có thể là đại danh từ của
Phật giáo, nhưng chắc chắn phải có điểm vô cùng đặc
sắc hướng dẫn mọi người lần lượt thể nhập vào diệu
cảnh, nếu không thấy ngay điểm này, mà chỉ nói về thuở
bình sanh của đức Thích Tôn, thì đó là sự sơ suất của
bút giả.
Mặc dù nói thế, nhưng trong việc ghi chép nếu có bất cứ
sự kiện nào có liên quan đến cuộc đời của đức Thích
Tôn, cũng điều có những lời lẽ có thể làm kim chỉ nam
để Phật giáo thành một nhất thể. Đồng thời, bởi vì
kinh điển nguyên thuỷ của Phật giáo (A Hàm Kinh) (1) đã ghi
chép về những bài thuyết pháp đối với đệ tử của ngài,
vì thế việc hướng dẫn quý vị lý giải giáo nghĩa Phật
giáo cũng là một trợ ích rất lớn. Như thế, bút giả đã
không thờ ơ đối với quý vị.
Mặc dù đọc qua đoạn trên có lẽ có gì rất nghiêm túc,
thật sự, nội dung đã chẳng có gì hứng thú. Tôi cũng muốn
ở ngay nơi khởi đầu bắt chước các thiền sư “thét”
một tiếng lớn trước, để triển hiện nhiều phương diệu
dụng của tâm thiền ngộ, nhằm dễ tạo cho độc giả thêm
phần hứng khởi, và dần dần sẽ đưa tới thoại đề sâu
hơn. Trong đầu tuy sắp xếp bài bản đại cương như thế,
thực tế đã không tiến hành theo ý nghĩ. Mong rằng quý vị
độc giả chịu khó nhẫn nại:
“Này các Tỳ Kheo (2): Phàm phu quả văn (ít nghe) có cảm thụ
chân tình, đệ tử hữu văn cũng có cảm thụ chân tình, thế
thì đệ tử hữu văn và phàm phu có học đã khác nhau điểm
nào?”
Đức Thích Tôn khi bắt đầu thuyết pháp, thường có vấn
đề được khơi mào trước để mở đầu. Đoạn mào đầu
này đương nhiên liên quan đến chủ đề thuyết pháp hôm
ấy. Thường là lúc ấy có những đệ tử tác bạch rằng:
“Ngưỡng bạch đức Thế Tôn, chúng con đều là người tính
phụng những lời đã dạy của đức Thế Tôn (Thích Tôn),
cúi xin đức Thế Tôn từ bi dạy dỗ chúng con!”
Quan lời thỉnh cầu này, đức Thích Tôn bắt đầu thuyết
pháp. Đây là phương thức thường được sự dụng để dạy
Phật tử của Phật giáo nguyên thuỷ.
Nói đến thánh đệ tử hữu văn và phàm phu quả văn, thì
cái gọi là “văn”, là lắng nghe giáo pháp, là ý nói học
tập. Giữa những đệ tử học Phật và phàm phu không học
Phật đã có điểm nào sai biệt? cả hai đều có tác dụng
cảm thụ, có đúng thế không? Đức Thích Tôn đã đưa ra
vấn đề như thế.
Tác dụng cảm thụ nếu lấy dụng ngữ Phật giáo để bàn
luận thì bảo đó là “Thọ”. Ví như vào một buổi sáng
tuyết phủ khắp nơi, khi chúng ta vừa chợt mở mắt đã thấy
chung quanh là một thế giới phủ đầy màu bạc trắng, trên
không trời lại trong xanh, vì không dằn được xúc cảm, chúng
ta bật miệng la lớn: “A! đẹp quá!” cảm quan như thế
chính là “THỌ”.
Đương nhiên, “Thọ” không chỉ là một khoái cảm không
thôi, ngược lại nó còn bao gồm cả thứ cảm giác khó chịu
giống như bị một người nào dẫm phải chân mình trên xe
bus. Ngoài ra, còn có một loại cảm ứng không khổ không sướng.
Trong ngôn ngữ Phật giáo, khoái cảm gọi là “lạc thọ”,
cảm giác không vui gọi là “khổ thọ”, cảm giác không
nhớ gọi là “không khổ không sướng thọ hay “xả thọ”.
Ba loại thọ này dù bất cứ người đệ tử nào của Phật
dạy hay phàm phu cũng đều có cùng cảm thọ như nhau. Nói
thế, cuối cùng đệ tử Phật và người phàm tục đã khác
nhau điểm nào?
Đức Thích Tôn đã giáo thị như sau:
Này các Tỳ Kheo! Ví như lấy tên đâm người, đâm một mũi
rồi đâm tiếp mũi thứ hai. Này các tỳ kheo! người như vậy
có cảm thọ hai mũi tên. Giống như thế, phàm phu chưa tu tập
giáo pháp, ngay khi cảm nhận khổ thọ khó chịu nếu không
ưu sầu, não nộ hoặc bi thương thì cũng đấm ngực dậm
chân, rên rỉ khóc lóc. Loại phàm phu này có cùng một thức
cảm thọ đồng thời, tức là vừa đau khổ trên nhục thể
vừa đau khổ trên tinh thần.
Này các tỳ kheo! Ví như lấy tên đâm người, sau khi đâm
mũi tên đầu rồi đâm tiếp mũi thứ hai. Này các tỳ kheo!
Người bị như vậy cảm thọ chỉ một mũi tên. Giống hệt
như thế, những thánh đệ tử đã tu tập giáo pháp, từ cảm
thọ tới cảm thọ khó chịu, nhưng chẳng ưu sầu, khổ não
và bi thương, cũng không đập ngực dậm chân, rên rỉ khóc
lóc. Những thánh đệ tử chỉ có một loại cảm thọ, tức
là chỉ có đau khổ trên nhục thể, mà không có đau khổ
trên tinh thần...
“Tương ứng bộ kinh điển” 36.6 (Tiễn) (3)
Đức Thích Tôn lấy việc tên đâm để ví dụ tác dụng cảm
thọ chớp nhoáng của chúng ta. Trong mỗi sát na chớp nhoáng,
những đau khổ, tốt đẹp, chê ghét, vui thích, lạnh, nóng,
đẹp, xấu mà chúng ta đã cảm thọ v.v. giống như cảm thọ
giác bị đâm trúng một mũi tên.
Những cảm thọ này, dù là người đã khai ngộ hay người
chưa khai ngộ cũng đều giống hệt như nhau. Nhưng phàm phu
sở dĩ là phàm phu, chủ yếu vấn đề sau khi trúng tên. Thông
thường, bị trúng mũi tên thứ nhứt, kế tiếp lại trúng
mũi tên thứ hai. Ví như, khi bị dẫm trúng chân trên xe buýt:
“Đau quá!” sau khi ý niệm này chợt thoáng qua trong óc, tiếp
đến lại nổi lên ý niệm thứ hai: “Đồ khốn nạn! mày
muốn chết à!” chẳng khác nào mống khởi tâm tính giận
ghét đối với đối phương. Hoặc giả khi đi trên đường,
trông thấy bên lề có đoá hoa đẹp, thì trong lòng phát sinh
suy tính: Sau khi thốt lên “Chà! đẹp quá!”, thì sau đó
đưa tay hái đoá hoa ấy mang về để cắm trong bình. Đây
tức là mũi tên thứ hai mà phàm phu nhận lấy. Nhưng đối
với Phật tử đã khai ngộ thì khác. Trông thấy cảnh vật
đẹp, chỉ cảm thấy là đẹp để thưởng thức; lúc đau,
chỉ la lên bởi trực giác: “Đau qua!” Vì khác nhau như thế,
nên giữa thánh đệ tử và phàm phu có sự cách biệt rất
xa.
Quý vị độc giả còn nhớ mẫu chuyện “Cô mộc hàn nham”
ở đoạn đầu? Tôi từng đề cập câu nói mà ta cho rằng
không đúng của Thanh tăng. Quý vị có lẽ lúc đầu đã không
hiểu được ý của tôi, nhưng nay đã tỏ tường tại sao
đối với lời nói ấy tôi lại cảm thấy không đúng.
Bởi vì đối với ông ta cả đến “mũi tên thứ nhất”
cũng đều bị phủ định. Trông thấy gái đẹp thì trực
giác cảm thấy: “Đẹp quá!”, đây là mũi tên thứ nhất.
Mũi tên này không luận là phàm phu hay thánh đệ tử đều
có cùng cảm thọ.
Mặc dù như thế, nhưng ngay cả cái cảm thọ lẽ ra nên có
nầy đã bị ông cố ý phủ định. Có lẽ vì ông cho rằng,
là người xuất gia, cho nên thậm chí mũi tên thứ nhất cũng
không thể cảm thọ! Đây thực là lối kiến giải hoàn toàn
sai lầm. Đức Thích Tôn chưa từng dạy bảo như thế. Trông
thấy mỹ nữ cảm thấy “đẹp” là lẽ tự nhiên. Chỉ
cần không nhận thêm mũi tên thứ hai.
Dù bảo như thế, nhưng làm thế nào để khỏi cảm thọ mũi
tên thứ hai? Đó là trọng điểm. Khi gái đẹp gọi: “Lại
đây! Ôm lấy tôi”, lúc ấy nên ôm hay không? Mũi tên thứ
nhất dứt từ lúc nào và khi nào mới có thể bắt đầu tính
là mũi tên thứ hai?
Có một mẫu chuyện như sau:
Một vị thiền sư nọ dẫn theo một số đồ đệ đi vân
du. Một hôm, đoàn người gặp một cô gái ở bờ sông. Cô
này muốn qua bên kia sông nhưng ngặt không có ai giúp cho, nên
đành buồn bã ngồi đó chịu đựng. Khi đoàn người của
thiền sư vừa đi đến, cô liền thỉnh cầu giúp đỡ.
“Ô! được! được!”
Thiền sư không chút do dự, thản nhiên ẵm cô gái lội qua
sông.
“Thật là một sư phụ sảng khoái, nhanh nhẹn!” Cô gái
thốt lời dịu ngọt tâng bốc trêu ghẹo thiền sư. Sau khi
qua sông cô cảm ơn rồi từ biệt, đoàn thiền giả lại tiếp
tục cuộc hành trình.
Một lúc sau, có một vị đệ tử trong đoàn không nhịn được,
cuối cùng mở miệng: “Bạch thầy! Vừa rồi thầy làm như
vậy có đúng không? Chúng con xưa nay vốn rất tôn trọng thầy,
nhưng vừa rồi trông thấy hành động và lời nói của thầy,
thật là khiến chúng con vô cùng thấy vọng”. Những đệ
tử khác hùa theo, tỏ ra thái độ bất mãn, kích động hỏi
gằn thiền sư “Thái độ vừa rồi của Thầy thật khác
xa những điều dạy dỗ thường ngày...” Không trách được
sự bắt lỗi của họ. Nguyên là từ khi qua sông đến giờ,
họ mãi canh cánh sự việc này trong lòng cho nên tức nước
vỡ bờ, thế là hằng loạt kiểu trách móc áo ra đến độ
không nghe kịp.
Thiền sư nghe đám đệ tử chỉ trích như thế, chỉ bật
cười.
“A! Ha ha!...Cái gì? Các con mãi đến bây giờ vẫn còn ôm
ẵm người con gái ấy!. Ta thì đã đặt cô gái ấy xuống
từ lâu rồi”. Thì ra là thế, chấp trước và không thể
buông bỏ chính là nhóm đệ tử kia. Loại chấp trước này,
có thể ví như mũi tên thứ hai. Đối với thiền sư, ông
không cảm thọ mũi tên thứ nhì.
Đức Thích Tôn đã chỉ rõ, điểm sai biệt giữa người khai
ngộ và phàm phu chính là mũi tên thứ hai này. Vì chúng ta
chỉ là phàm phu, cho nên không thể tránh khỏi cảm thọ mũi
tên thứ hai. Dù chúng ta có muốn hấp tấp tránh nó thì củng
không thể thực hiện được. Chấp trước những việc mà
sức mình không thể kham được thì đó chính là người ngu
xuẩn nhất. Khi nhận thức được những sự việc mà chúng
ta không đủ năng lực để thực hiện nhưng không chấp trước
nó, đó mới đích thật là giáo nghĩa của Phật giáo. Tuy
nhiên, ít ra chúng ta cũng thể phân biệt được điểm sai
biệt mũi tên thứ hai, bằng tự giác:
“À! hiện tại mình đang cảm thọ mũi tên thứ hai....”
Có thể nhận thức như vậy, là đã nắm vững vấn đề.
Lây ngày công phu thâm cao, nên trong khi sinh hoạt nếu có gặp
bất cứ vấn đề gì, tất nhiên đều có thể giải quyết
một cách tức khắc. Hoặc nói cách khác, ngày nào nhận chân
ra mình, thì vấn đề sẽ không nghiêm trọng như mình tưởng
tượng. Bởi vì vấn đề sở dĩ phát sinh, phần lớn là do
không thể tri nhận bản tâm của mình một cách rõ ràng chân
xác.
Chú
(1): “A Hàm Kinh” là danh xưng của kinh điển Phật giáo nguyên
thuỷ. Trong ấy bao gồm các kinh “A Hàm Kinh”, “Pháp Cú
Kinh”, “Kinh Tập”.v.v...
Chú
(2): Phát chỉ thế độ (cạo đầu) xuất gia, là đàn ông
chịu đủ giới. Đàn bà thì gọi là tỳ kheo ni
Chú
(3): Xem quyển thứ 15 “Nam Truyền Đại Tạng Kinh” (Trang
322 – 325)