|
.
BƯỚC
VÀO THIỀN CẢNH
Tác
Giả-HIROSACHIYA - Dịch Giả-Thích Viên Lý
Viện
Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
|
|
Chương
III
LÀM
SAO THỂ NGỘ ĐẠO LÝ “ĐƯƠNG HẠ TỨC THỊ”
(ĐANG
KHI ĐÓ CHÍNH LÀ)
CHỚ
NÊN RONG RUỖI TÌM CẦU
Nói
đến đây, tất nhiên có đôc giả sẽ đưa ra vấn đề: Tại
sao thiền sư có thể thấy được tư tưởng mê lầm trong
tâm đệ tử?
Thực
ra thì đạo lý đã rất đơn giản. Tư tưởng mê lầm trong
tâm người, kẻ bàng quan chỉ nhìn cử chỉ thái độ người
ấy cũng có thể thấy được, huống hồ xưa nay thiền sư
là những cao thủ tri nhân chí minh (biết người rất rõ),
như thế nếu ngay cả tâm sự của đồ đệ mình mà không
thấy được thì làm sao thành bậc thiền sư chỉ đạo tu
hành?
Nói
cách khác, giá như khi thiền sư bảo “Cái nầy không được!”
lúc ấy có lẽ thị giả đã không khách sáo thưa rằng: “Nếu
vậy xin thầy sai người khác đi mua, chứ theo con thì con cho
rằng đã mua giấy tốt mang về”. Hoặc giả nếu, thị giả
nầy cũng là thiền sư, không chừng còn cuốn giấy lại, sau
đó quăng tới sư phụ! Dường như tất cả thiền sư trong
ấn tượng của chúng ta đều là như thế...
Có
lẽ có độc giả sẽ cảm thấy thái độ như thế là quá
ngang tàng. Nhưng so với người thị giả trước, vì bị sư
hụ cự tuyệt mà sợ sệt lên kinh mua giấy nhiều lần thì
có vẻ nhu nhược, có tinh thần không hướng thượng.
Nhưng
hãy khoan vội vàng chỉ trích người khác, bởi vì trong sinh
hoạt hằng ngày của chúng ta phải chăng đã đầy dẫy những
tình trạng tương tợ?
“Quyển
sách nầy viết hơi kém, viết lại quyển khác đi!”
Được
rồi! được rồi, tôi theo lời ông”. Cuối cùng, giống như
con chó vô chủ không hơi không sức. Bộ tịch lúc bấy giờ
so với thị giả, phải chăng chỉ xê xích nhau 50 và 100 bước?
Đương nhiên, nếu chúng ta hạn cuộc trong vòng 100 bước thì
sẽ thấy sự vô dụng một cách rõ hơn.
Nhưng,
tôi không có ý khích lệ mọi người chống lại cấp trên
và hàng trưởng bối. Vì để tránh sự hiểu lầm của độc
giả, tôi phải đặc biệt thuyết minh ở đây, ý tôi là mong
mọi người không nên cưỡng cầu sự hoàn mỹ quá đáng,
khi cần thiết có thể dút khoát nói: “Tôi chỉ có thể làm
được những cái nầy thôi!”
Nhưng,
câu nói nầy không là đại biểu cho câu trả lời có tiêu
chuẩn 100 điểm, nguyên nhân ấy trước đã trình bày. Lời
nói của tôi là: đạo lý “Biết là biết, không biết là
không biết”. Xem rất đơn giản, nhưng chưa chắc mọi người
đều có thể làm được.
|