CHƯƠNG
I
THIẾN
LÀ TRÍ TUỆ CỦA SINH HOẠT
THIỀN
LÀ THUỐC CÓ CÔNG HIỆU
ĐẶC
BIỆT ĐỂ AN ĐỊNH TÂM THẦN
Có lẽ độc giả sẽ nghi ngờ về những lời nói của tôi,
nhưng tôi cũng chẳng phải là ngữ bất kinh nhân. Tôi nghĩ
rằng muốn dùng nhận xét của tôi để giải thích về thiền,
thì tốt hơn nên dùng quan điểm của Phật giáo nguyên thuỷ
sẽ chính xác hơn.
Cái gọi là “Thiền”, kỳ thực không phải là chiến lợi
phẩn của Phật giáo.
Chữ “Thiền”, nguyên là tiếng Ấn Độ. Phạn ngữ của
Ấn Độ gọi là dhyana, tiếng palì thì đọc là jhàna, âm
Hán ngữ dịch là “Thiền Na’ hoặc “Thiền”
Ngoài ra cũng còn gọi là “Thiền định”, lấy cái ý để
dịch là “Định”, cộng thêm dịch âm chữ “Thiền” gộp
lại thành “Thiền định”. Ý thiền (Thiền định) là một
phương pháp điều phục tán loạn, và là một phương thức
chuyên nhứt làm cho an định. Cho nên cũng có người phiên
dịch chữ “Thiền” là “Tịnh lự”.
Theo truyền thuyết, đó là một phong tục tập quán từ ngàn
xưa của Ấn Độ. Dựa vào suy đoán của các chuyên gia học
giả, thì trước khi dân tộc Nhã Lợi An xâm nhập Ấn Độ
(3), dân nguyên quán của Ấn Độ đã có phong tục tập quán
này. Từ các di vật văn minh cổ dưới sông Ấn Độ được
ngành khảo cổ khai quật, đã phát hiện những hình tượng
người đàn ông ngồi thiền, do đó có thể tin tưởng rằng
suy đoán đó là chính xác.
Vì thế, không riêng Phật giáo, các tôn giáo khác ở Ấn Độ
cũng đã sử dụng phương thức thiền định để tu hành.
Trong gia đoạn tu hành của đức Thích Tôn, ngài đã từng
tập ngồi thiền với hai vị khổ hạnh tăng, nghĩa là toạ
thiền đã có trước khi ngài khai ngộ, chuyện Bồ Đè Ca việc
ngồi thiền dưới gốc cây Bồ Đề cùng là việc ai cũng
biết. Từ đó, chúng ta biết rằng trong thời đại Phật Giáo
nguyên thuỷ, ngồi thiền là phương thức tu hành của mọi
hành giả thuộc các tôn giáo Ấn Độ chứ chẳng phải chỉ
chuyên biệt của Phật giáo đồ.
Đã biết thế, tại sao mỗi khi đề cập đến “Thiền”
(hoặc ngồi thiền) thì bị cho là pháp riêng của Phật giáo
đồ? Đây là một vấn đề hết sức thú vị.
Thực ra, vì do có điển cố.
Phật giáo nguyên thuỷ, đã đem pháp môn tu hành chia ra làm
giới, định, huệ, gọi là tam học. Ba loại pháp môn này
lấy hoạt động của tâm thức chia ra làm 3 lực vực “Tri,
Tình, Ý”, rồi phân biệt từng thứ của ba lãnh vực, và
tu hành thêm để đạt đến cảnh giới tối cao. Ý nghĩa đó
xin được nêu rõ dưới đây:
Giới học – Ý – Pháp môn tu hành của chỉa ác tu thiện.
Định học – Tình -- Bỏ hết tạp niệm, pháp môn tu hành
của thống nhất tâm thức
Huệ học – Tri -- Đoạn trừ phiền não, pháp môn tu hành
của triệt ngộ thế gian chân tượng.
Ba loại công phu tu hành này nếu thiếu một thì không thể
được, nó tương phụ tương thành, nhưng chẳng qua vì phương
tiện đối với chúng sanh mà nó được chia làm ba.
Nhưng, cái gọi là thiền trong Phật giáo Trung Quốc (Thiền
định, thiền toạ), thông thường không chỉ nói về “Định
học trong tam học”, mà còn bao hàm cả sự thống hợp của
cả tam học. Có thể nói, thiền không những bao hàm việc
mở mang trí huệ và công phu toạ thiền, mà hơn thế nữa,
sự đi đứng ngồi nằm thường ngày đều cũng có thể tu
thiền như nhau. Người đã hoàn thành lý luận này để làm
nguyên lý phát biểu, chính là Lục Tổ Huệ Năng đời Đường.
Vì thế ở Trung Quốc, có thể nói “Thiền tức là Phật
giáo”.