|
.
BƯỚC
VÀO THIỀN CẢNH
Tác
Giả-HIROSACHIYA - Dịch Giả-Thích Viên Lý
Viện
Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
 |
 |
Chương
III
LÀM
SAO THỂ NGỘ ĐẠO LÝ “ĐƯƠNG HẠ TỨC THỊ”
(ĐANG
KHI ĐÓ CHÍNH LÀ)
HẬU
KÝ
VỊ
LAI CHẮC CHẮN THỌ BÁO
Thiền
là gì? Nếu có người hỏi tôi như thế, tôi sẽ trả lời
rằng thiền là:
--
Cách mạng tư tưởng --
Hoặc
giả cũng có thể nói là “Cách mạng ý thức”. Có thể
sửa đổi cách quán sát chủ quan của sự vật hoặc tâm thức,
ý thức hình thái của chúng ta thì đó chính là thiền.
Ví
dụ, thiền sư dẫn thị giả tản bộ ở sân đình. Vào trời
mùa thu, lá khô rơi rụng khắp nơi. Thiền sư nhặt từng lá
một bỏ vào ống tay áo. Thị giả thấy vậy liền bảo:
“Bạch
thầy, xin thầy chớ nên nhặt nữa, đợi một lát nữa sẽ
có người đến để quét dọn...”
“Đồ
ngốc! cứ mãi nói “đợi một lát, đợi một lát” như
thế sân đình còn sạch sẽ được sao? Chỉ có hiện tại
nhặt lá tức khắc, sân đình mới xác thực được sạch
sẽ”. Thiền sư quở trách thị giả của ông.
Câu
chuyện nầy là một ví von tốt nhất về “Cách mạng ý thức”.
Đối với người thông thường thì khi gió thổi lá rụng
đầy sân, tất nhiên ôm một tâm thái “Cho dù hiện tại
nhặt lên năm, bảy lá rơi cũng chẳng ích gì, đợi một lá
quét dọn luôn thể”. Nhưng nghĩ chỉ là nghĩ,thực tế vẫn
trì trệ chậm chạp và không chịu hành động. Những sự
lệ như thế đích thật xảy ra thường xuyên trong sinh hoạt
thường nhật của chúng ta.
Thiền
muốn chỉ dạy chúng ta rằng là:
--
Lập tức, hiện tại --
Đạo
lý nầy đã được thuyết minh và nhấn mạnh một cách liên
tục trong sách nầy. Thi hành ngay lập tức, ngay hiện tại,
khi lá rụng nhặt lên ngay, cho dù 2,3 lá, sân đình đích thật
sẽ lần lần biến thành sạch sẽ. Thiền chính là muốn kêu
gọi loại hành động lực thực tế nầy.
Nhưng,
thông thường loại sách thiền xuất bản trên thị trường
dù có nói mấy đi nữa thì chẳng qua đến đây là cùng. Kể
cả một số sách thiền do những thiền sư viết ra cũng chỉ
nhằm “thuyết giáo” mà thôi. Cá nhân tôi thì cho rằng nội
dung sách thiền như thế vẫn không đầy đủ.
Không
sai, thiền đích xác là “cách mạng tư tưởng”, là giống
như hành động lập tức nhặt lên lá rụng để triệt để
sửa đổi tâm thái “đợi một lát mới làm” thường ngày
đã bị tiêm nhiễm của chúng ta. Nhưng nếu sự chỉ dạy
của thiền chỉ là một môn “Đạo đức giáo dục” như
quý độc giả đã thấy qua những sách thiền do phường gian
xuất bản giống hệt như giáo khoa thư “Công dân và đạo
đức” của bộ giáo dục ban hành, tôi nghĩ, không riêng chỉ
một mình tôi? Nói thực, những loại sách như thế đã khiến
cho mọi người không dám phụng thừa.
Tôi
cảm thấy tinh thần chân chính của thiền là ở chỗ:
--
Không chấp trước phân biệt đối với tất cả sự vật
--
Cho
dù là rác rến, xác lá rụng.
Thấy
lá rụng tức khắc nhặt lên cũng vậy, để mặc nó rơi cũng
vậy, tất cả đều không có gì trở ngại.
Đã
từng có lần, tôi đứng xem mặt trời lặn ở bờ sông Hô
Cố Lý của Gia Nhĩ Cát Đáp Ấn Độ. Dù đang lúc mắt nhìn
cảnh đẹp, nhưng không cách nào không để ý đến vỏ trái
cây, giấy vụng đang trôi bập bềnh theo hai bên bờ sông.
Tôi đã nghĩ thầm: “Tại sao chỗ đẹp đẽ thế nầy mà
thải rác rến?” Thật tình đối với sự thiếu vệ sinh
của người Ấn Độ đã khiến lòng tôi cảm thấy bực tức.
Kết quả là không còn lòng dạ nào có thể đứng ngắm mặt
trời lặn một cách an lạc. Lúc bấy giờ có một ông lão
đồng hành đứng cạnh bờ sông khen rằng:
“Ồ!
Cảnh đẹp vô cùng!”
Lúc
ấy tôi nghĩ: “Chẳng lẽ ông ta cố ý mai mỉa mình?” sau
nầy khi xe qua những bức ảnh, tôi hoàn toàn đồng ý với
nhận xét của ông lão.
Vì
lẽ lòng tôi cứ chấp trước vào số rác rến trên sông.
Thiền
cũng dạy chúng ta loại “chấp trước” nhặt lá nầy.
Thanh
trừ rác rưởi là việc nên làm, nhưng không chấp trước
rác rến là điều trọng yếu hơn. Ý chính mà quyển sách
nầy muốn biểu đạt đó là “Thiền” là như thế đó.
NHẮN
CÙNG NGƯỜI VÔ DỤNG
XIN
HÃY ĐỌC NHIỀU LẦN
VÀ
ĐỌC THẬT NHIỀU LẦN
|