CHƯƠNG
II
HƯỚNG
CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM
THẾ
NÀO MỚI TRÁNH CHO MÈO KHỎI BỊ GIẾT?
NAM TUYỀN PHỔ NGUYỆN
Nam
Tuyền Phổ Nguyện (748-834) vốn là một vị tăng có trình
độ học vấn rất cao, ngài tinh thông “Kinh Hoa Nghiêm” (1),
lãnh ngộ “Không” lý (2) của Bát Nhã” và sau này còn chuyên
nghiên cứu về giới luật. Dù thế, sau cùng ngài vẫn vứt
bỏ tất cả học vấn, theo phụng sự Mã Tổ Đạo Nhứt thiền
sư và tự nhận là một thiền giả suốt cả cuộc đời.
Mẫu
chuyện dưới đây là một công án nổi tiếng của Thiền.
Cái gọi là công án, cũng có thể gọi là trắc nghiệm vấn
đề. Tốt nhất xin quý vị độc giả hãy trắc nghiệm ở
đây rồi tự nêu ra một đáp án mà quý vị cho rằng tiêu
chuẩn nhất.
Một
hôm, có một số thiền sinh đã chỉ vì chuyện của một con
mèo mà tranh cãi không ngừng, lúc bấy giờ Nam Tuyền thiền
sư thấy thế, nắm cổ con mèo giơ lên cao và bảo:
“Này
chư vị, trong số chư vị nếu có ai vì mèo mà có thể nói
được một lời thì tôi sẽ không giết con mèo này, nếu
không, tôi lập tức chém nó ngay. Hãy thử nói một câu!”
Lúc
ấy, đám đông lặng thinh.
Thế
là Nam Tuyền lập tức giết chết con mèo.
Đến
đêm, một đệ tử của Mã Tổ là Triệu Châu (Tùng Phẩm)
từ ngoài về, Nam Tuyền thiền sư đem câu chuyện xảy ra ban
ngày thuật lại cho ông. Triệu Châu nghe xong, đã không một
lời nào đáp lại, cởi đôi giầy rơm đội lên đầu rồi
bước ra khỏi phòng
Nam
Tuyền thiền sư thấy vậy bèn nói:
“Lúc ấy nếu ngài có mặt, con mèo đã không bị giết...”
Vấn đề ở chỗ, Triệu Châu tháo giầy rơm đội lên đầu
có ý gì?
Quý vị độc giả, quý vị có thể cứu sống con mèo này
không?
Đề mục nêu trên, nếu mách với quý vị:
“Xin
lỗi! tôi cũng không trả lời nổi” thì sẽ không khỏi bị
độc giả mắng cho một trận! May mà vấn đề này có sẵn
trong điển tích Thiền Tôn “Vô Môn Quan”, vì thế tôi mới
có thể mạnh dạn thú nhận là tôi không có giải đáp. Xin
độc giả tự căn cứ vào trí tuệ của mình mà tìm đáp
án.
Nếu
trong số quý vị có người muốn khống cáo Nam Tuyền hòa
thượng là lẻ ngược đãi động vật, tôi khuyên độc giả
ấy hãy giữ im lặng thì tốt hơn. Bởi vì bản ý của Nam
Tuyền là muốn cứu con mèo, thật sự, để cho con mèo bị
giết chính là những người đã đặt Nam Tuyền hòa thượng
vào tình thế khó xử!
Chú
(1): Một trong những đại biểu kinh điển của Đại Thừa
Phật giáo. Toàn Kinh thuật rõ đạo lý “Nhất tức nhất
thiết, nhất thiết tức nhất”.
Chú
(2): “Không” là lý niệm cơn bản của Đại Thừa Phật
pháp, cũng là trung tâm tư tưởng của “Bát Nhã Kinh”. Thuyết
minh sở hữu thực thể tồn tại đều là đạo lý “Không”
cùng với tư tưởng “Thiền” tương thông với nhau