|
.
BƯỚC
VÀO THIỀN CẢNH
Tác
Giả-HIROSACHIYA - Dịch Giả-Thích Viên Lý
Viện
Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới Xuất bản 1998
|
|
Chương
III
LÀM
SAO THỂ NGỘ ĐẠO LÝ “ĐƯƠNG HẠ TỨC THỊ”
(ĐANG
KHI ĐÓ CHÍNH LÀ)
KHÔNG
NÊN CƯỠNG CẦU HOÀN MỸ
Câu
chuyện đến đây kết thúc.
Nhưng
chúng ta giải thích thế nào về mẫu chuyện trên? Trong cốt
chuyện tường thuật, sau khi thị giả tam bận trở về mới
phát hiện lỗi lầm của mình, cuối cùng thì sự việc đã
như thế nào và vị thị giả đã phải làm sao? Nếu ở vào
địa vị chúng ta, e rằng chúng ta sẽ bị lên kinh lần nữa!
Nếu suy nghĩ, quả thật vấn đề vô cùng nhức óc.
Có
thể chúng ta cứ thử mạnh dạn chú giải thêm về câu chuyện
nầy. Như bài thứ nhất trong sách đã từng đề cập, công
án thiền tôn đã không có bất cứ đáp án tiêu chuẩn nào
mà ngược lại, độc giả có thể tuỳ theo tâm ý của mình
để giải thích. Khi bắt đầu suy giải, không nên nghĩ rằng
đáp án không thể đạt đến 100% thì không được, mà chỉ
cần có 50% thôi là đã được rồi. Nếu có thể đạt đến
60% thì lại càng tốt.
Có
một số người vì cầu “Hoàn Mỹ” quá đáng nên bất cứ
trên chức vị công tác, thậm chí ngay cả ở trên phương
diện thỏa mãn chuyên nghiệp cũng yêu cầu đạt đến “Thập
toàn thập mỹ”. Loại yêu cầu theo “Chủ nghĩa hoàn mỹ”
nầy, tự ngã hãy còn rất nặng, nhưng nếu đối với người
khác, nơi nào cũng yêu cầu hoàn mỹ thì không khỏi quá đáng.
Thường thường sự việc sẽ không những không như ý nguyện
của mình mà ngược lại còn khiến trời hờn người giận.
Thí
dụ, có một số người đối với một số phương diện nào
đó đã đòi hỏi một cách quá đáng đối với vợ con, rằng
muốn có một người vợ toàn bích, con cái ưu tú đó là sự
mong mỏi của tất cả mọi người, nhưng trên thế gian đã
có được bao nhiêu người vợ có thể vừa đẹp vừa hiền
thục, vừa thông minh ôn nhu, trung thành đối với chồng và
lại siêng năng quét nhà giặt áo, thậm chí khi chồng về
khuya còn ra tận cửa cúc cung cúi mình hầu đón? Điều kiện
trên nếu đạt được một nửa thì đã kể là một người
vợ tương đối khá rồi. Nếu như là tôi thì chỉ cần 30
điểm cũng đã vừa ý.
Qua
đó, đối với sự yêu cầu về con cái cũng vậy: Không những
yêu cầu quốc ngữ, số học, lịch sử, địa lý v.v... phải
là điểm A, mà các môn như thể dục, âm nhạc, mỹ thuật
cũng không thể đứng sau người. Tôi nghĩ, nếu có những
người trẻ tuổi như thế thì họ chính là những bậc “Siêu
nhân”. Nhưng trên thế gian này vẫn có những hạng cha mẹ
như vậy, họ luôn mong muốn con cái của mình là những “siêu
nhân”.
Còn
nữa, những cấp trên trong các công ty thường hay đối đãi
với bộ thuộc, có cùng tâm thái giống thế...
Nhưng,
nếu chính bản thân mình cũng không thể nào đạt đến những
tiêu chuẩn như vậy thì làm sao lại yêu cầu người khác?
Tuy quyết tâm cố gắng tiến lên là việc rất tốt, nhưng
hà tất phải dạt đến 100 điểm mới được? Một khi đạt
đến 60 điểm thì có thể ngưng lại thở phào nhẹ nhõm,
để bước qua một cuộc sống dư dả như thế có phải tốt
hơn?
Những
lời ngoài đề, mục đích nhờ đó để chỉ chân nghĩa của
thiền. Vì thiền vốn không thoát ly cuộc sống thường nhật.
Con người vốn không phải vì có thiền mà tồn tại, nhưng
thiền chính là pháp môn vì ứng với phương thức sống của
con người phát sanh, vì thế, bất cứ lúc nào và nơi đâu,
chỉ cần nói đến thiền thì biết rằng đó là những gì
tương ứng với cuộc sống hằng ngày của nhân sinh.
Bài
thứ 3 trong sách này, tôi chuẩn bị đối với loại “thiền”
tương ứng với cuộc sống, nhằm thăm dò thêm bước nữa,
đây cũng là dụng ý lấy câu chuyện Bàng Khuệ thiền sư
mở đầu cho bài nầy.
|