CHƯƠNG
II
HƯỚNG
CAO TĂNG HỌC TẬP THIỀN TÂM
TRẺ
NÍT 3 TUỔI TUY BIẾT, ÔNG GIÀ 80 KHÔNG LÀM ĐƯỢC
ĐIỂU SÀO ĐẠO LÂM
Đường
triều có vị Đạo Lâm thiền sư (741-824), do khi ngài tu hành
tại Tần Vọng sơn Hàn Châu, chim trúc kéo đến làm ổ trên
những cành cây tùng trong núi, cho nên được phong hiệu là
“Điểu Sào thiền sư”.
Ngoài
ra, chung quanh chỗ ở của ngài có rất nhiều chim ô thước
làm tổ (đại khái có thể chúng cho rằng thiền sư là người
cùng chủng loại), cho nên chúng rất ôn thuần với thiền
sư, vì thế người ta cũng gọi ngài là “Thước Sào hoà
thượng”. Vị Điểu Sào thiền sư này là vai chính trong câu
chuyện.
Nhưng,
nếu chúng ta không đề cập đến một vai chính khác, thì
mẫu chuyện này không thể diễn xuất được. Vị đó là
thi nhân Bạch Cư Dị đã rất nổi tiếng trong thi đàn Trung
Quốc (772-846). Ông vì nhậm chức Thích Sử mà đến Hàng Châu.
Thích Sử là quan lớn nhất của một châu, cũng gọi là “Thái
Chú”, một quan chức có ngôi vị khá cao. Bạch Cư Dị lần
đầu đến Hàn Châu, nghe cách đi đứng đặc dị của Điểu
Sào thiền sư, bèn muốn đến bái kiến một phen.
Khi
đến nơi, trông thấy chỗ ở của thiền sư, ông không thể
tự chủ, lớn tiếng la hoảng:
“Chỗ
ở của thiền sư rất nguy hiểm đấy!”
Bạch
Cư Dị là người học Phật, ít nhiều cũng biết đôi chút
Phật Pháp, vì thế ông thốt ra lời nói vừa có tính cách
tỉnh nhưng đồng thời cũng nhắm vào hành vi đi đứng hiển
dị khác thường của thiền sư đang mê hoặc dân chúng mà
ngầm chứa mùi vị mai mỉa.
Khi
đọc công án này lần đầu, tôi cũng đã có cùng cảm giác
bực ghét như thế vì cảm thấy kẻ tu hành học Phật không
cần thiết phải biểu lộ những hành động kỳ khôi lập
dị.
“Nguy
hiểm đấy!” lời nói của Bạch Cư Dị thật đúng chỗ.
Bởi vì chúng ta có thể vin vào sự trả lời của thiền sư
để hiểu rõ công phu tu hành của ngài. Và ngược lại, phản
ứng của thiền sư sẽ cho thấy được công lực của Bạch
Cư Dị đến đâu. Vì thế cuộc vấn đáp này có thể được
coi là một trận biện luận tinh vi.
Điểu
Sào thiền sư đã trả lời câu nói “Nguy hiểm lắm đấy!”
rằng:
“Thái
thú, cảnh ngộ của ông còn nguy hiểm hơn tôi!”
Quả
thật, cảnh ngộ của chánh trị gia ngấm ngầm nguy cơ tứ
phía. Chẳng hạn như bị giáng chức, đỗ hỏng, cách chức,
bị hãm hại, làm ma thế mạng v.v... Không luận là giới chánh
trị hay giới công thương đều đầy dẫy những loại nguy
cơ như thế. Bạch Cư Dị vì giáng chức nên mới được điều
từ kinh thành đến Hàn Châu. Trước những hiểm hoạ vô chừng
ấy thà chấp nhận thế giới thiền định trên cây tùng còn
an toàn hơn.
“Ông
này! Thật lợi hại!”
Có
lẽ trong lòng Bạch Cu Dị đã nghĩ như thế. Đến đây, thoại
đề lại chuyển đổi.
Để
bảo trì tính liên đới của toàn bộ cuộc đối đáp, chúng
ta hãy thay đổi phương thức bằng cách tạm không giả thích
từng câu, đợi sau khi phân rõ thắng bại, sẽ lần lượt
giải thích tỉ mỉ, dưới đây là dịch văn:
Thái thú Bạch Cư Dị: “Chỗ ở của thiền sư nguy hiểm
qua!”
Thiền sư: “Thái thú, cảnh ngộ của ông càng nguy hiểm hơn!”
Thái thú: “Thế nào mới là đại ý của Phật pháp?”
Thiền
sư: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” (đừng làm
những việc ác, hãy thực hiện những việc lành).
Thái thú: “Việc đó trẻ nít 3 tuổi cũng biết”.
Thiền sư: “Nhưng, ông già 80 cũng khó mà làm được!”
Thái thú: “...”
Vấn đáp kết thúc, hiển nhiên Bạch Cư Dị đã thua.
Bạch
Cư Dị hỏi: “Thế nào mới là đại ý của Phật Pháp?”
không phải lấy cương vị học sinh để thỉnh giáo đại
ý Phật pháp, mà là muốn Điểu Sào thiền sư trần thuật
ra những gì đã liễu ngộ, đó là có ý trắc nghiệm thiền
sư.
Còn
Điểu Sào thiền sư đối với sự trắc nghiệm đã đưa ra
lời giải đáp “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”.
Thoáng nghe dĩ nhiên xuôi tai, không có chỗ nào sai lầm, nhưng
lại cho người có trực giác nhận thấy câu trả lời quá
tầm thường, Bạch Cư Dị đã nghĩ như thế.
Nào
ngờ, câu nói này rất nổi tiếng trong Phật giáo [Thất Phật
thông giới kệ]. Đó là kệ ngữ chung để chỉ dạy chúng
sanh của bảy đức Phật đã từng thị hiện ở thế giới
sa bà, trong đó có đức Thích Tôn. Toàn văn kệ ngữ này như
sau:
Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo
(Đừng làm những việc ác, hãy thực hiện những việc lành,
tự thanh tịnh tâm ý, đó là lới Phật dạy)
Bạch
Cư Dị cảm thấy câu trả lời này thật tầm thường không
có gì ly kỳ, nên thốt “Việc này đến con nít lên 3 cũng
biết”, ý ngầm bảo nếu sớm biết như thế thì không cần
thiết phải lặn lội đến thâm sơn bái kiến.
Nhưng
không hổ danh Điểu Sào thiền sư, sau khi Bạch Cư Dị trả
lời “Đến như trẻ nít 3 tuổi cũng biết”, thì ngài không
chút do dự tức khắc đáp: “Hẳn thế, nhưng lão ông 80 tuổi
chưa chắc làm được!”, bị thiền sư phang câu này, Bạch
Cư Dị chỉ biết trợn mắt thè lưỡi, không sao có thể biện
đáp thêm được.
Thiền
hay Phật giáo cũng vậy, bất cứ là đạo lý gì, đều dạy
con người bỏ theo thiện. Chỉ đơn sơ như thế, đơn thuần
như vậy, mà chính là thiền, là Phật giáo.
Một
thí dụ khác, khi qua đường lớn, tuy gặp đang lúc đèn đỏ,
nhưng thấy không có xe cộ nên định băng qua, con tôi đứng
bên cạnh vội cản tôi lại. Tôi bảo “Không được phép
băng đèn đỏ thì đúng rồi, nhưng...có quan hệ gì đâu!”
Con
tôi bấy giò chỉ đang học Ấu Trĩ Viên. Kết quả, cái quy
tắc giao thông “Không thể vượt đèn đỏ” cả con nít
5 tuổi cũng biết, nhưng người lớn lại rất dễ vi phạm.
“Không
quan hệ gì!” Vừa nói xong, trong đầu tôi tức khắc hiện
lên lời nói của Điểu Sào thiền sư. A! cho dù người lớn,
đã 40 như tôi, cả cái quy tắc giao thông thông thường cũng
không cách nào tuân hành nghiêm túc. Như thế, đàn ông trung
niên trên tuổi 40 chỉ biết cãi lời đoạt lý thôi sao?
Thiền
không lý luận nhưng hiểu rõ đạo lý, “Thiền không phải
là lý luận” chưa hẳn là đại biểu cho sự thấu hiểu
về thiền. Nghe qua dường như có vẻ đáng buồn, nhưng xin
hãy bình tĩnh, chớ nóng nảy, nóng giận là kẻ địch lớn
của thiền. Hãy thong dong chậm rãi mà thể hội! Cuối cùng
từ trong ấy bạn sẽ hiểu rõ đạo lý của thiền.